Sự tích Hồ Gươm [Truyện truyền thuyết Việt Nam]
Sự tích Hồ Gươm là truyện truyền thuyết ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm ngày nay.
Sự tích Tháp Rùa gắn liền với câu chuyện truyền thuyết Hồ Gươm, được xây trên gò đảo nổi giữa hồ, nơi rùa Hồ Gươm thường lên nằm phơi nắng và đẻ trứng.
Ngọn tháp là sự giao thoa kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuốn mang phong cách kiến trúc Gothich hai tầng dưới những phần mái cong giữ quy thức kiến trúc cổ Việt Nam. Điều này tạo nên nét đẹp độc đáo và riêng biệt của Tháp Rùa
Tháp Rùa được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông, để làm nơi nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng, khoảng thế kỷ XVII – XVIII, chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò, nhưng đến thời nhà Nguyễn thì không còn nữa.
Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đều nhất trí rằng, tháp Rùa là do một nhân vật có tên “Bá hộ Kim”, tên thật là Nguyễn Hữu Kim xây dựng. Nhưng truyền thuyết dường như không có cái nhìn thiện cảm đối với tác giả của công trình này khi lén táng mộ tổ vào trong Tháp Rùa.
Tuy nhiên, phía sau màn sương mù mờ ảo của truyền thuyết này, lịch sử về nhân vật Bá Kim vẫn cứ là bí ẩn. Chuyện Bá hộ Kim là người đứng lên xây tháp Rùa, các nhà nghiên cứu đều đã khẳng định. Tuy thế, chuyện Bá hộ Kim xây tháp Rùa để táng hài cốt song thân mình vào, thì đến cho nay vẫn chỉ là truyền thuyết dân gian được lưu truyền lại, không rõ đúng sai.
Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do. Dân chúng châm biếm gọi là tượng Đầm Xòe. Sang thập niên 1950, tượng này đã bị phá bỏ sau khi chính phủ Việt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp.
Qua thời gian, Tháp Rùa đã trở thành biểu tượng linh thiêng trong lòng người dân Hà Nội, là một phần của văn hóa Việt Nam. Tuy vậy, có rất ít người biết đến sự tích Tháp Rùa, ngay cả những người dân Hà Nội gốc.
Sự tích Hồ Gươm là truyện truyền thuyết ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm ngày nay.