Con Cáo và chùm nho [Truyện ngụ ngôn Aesop]

Truyện ngụ ngôn Con Cáo và chùm nho

Con Cáo và chùm nho là truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop, khuyên người ta nên biết từ bỏ những thứ không thuộc về mình cho dù đã rất cố gắng để đạt được.

Một con Cáo đang rất đói, bỗng nhìn thấy những chùm nho lủng lẳng trên cây được uốn dọc theo một cái giàn cao. Nó cố gắng nhảy cao hết mức có thể để lấy cho được những chùm nho này. Nhưng vô ích, vì chum nho ở quá cao.

Cuối cùng, con Cáo bỏ đi với vẻ thờ ơ và có một chút tự trong. Nó tự bảo mình:

– Những chùm nho này đã chín, nhưng hình như chúng còn chua lắm!

Truyện ngụ ngôn Aesop
– TheGioiCoTich.Vn –

Ý nghĩa câu chuyện

Truyện ngụ ý nói đến việc cố phủ nhận giả tạo một mong muốn vì không đạt được hoặc chê bai và giả vờ khinh khi những gì mà một người không đạt được.

Mặt khác, câu chuyện cũng khuyên người ta nên biết từ bỏ những thứ không thuộc về mình cho dù đã rất cố gắng để đạt được.

Truyện Con Cáo và chùm nho
Truyện Con Cáo và chùm nho

Một số bản dịch truyện ngụ ngôn La Phông-ten Con Cáo và chùm nho

Đây là truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop (Ê-dốp). Tại Việt Nam, câu chuyện này được biết đến qua các bản dịch từ bài thơ ngụ ngôn Le Renard et les Raisins của La Fontaine (La Phông-ten). Dưới đây là một số bản dịch của bài thơ này.

1. Chó Sói và giàn nho

Chó Sói kia ở nơi rừng ấy
Đương đói lòng lại thấy giàn nho!
Mấy chùm vừa chín vừa to
Nước da đỏ thắm, thơm tho ngọt ngào.

Cậu Sói cũng ước ao được bữa
Nhưng giàn cao không với đến nơi
Chê bai Sói lại được lời:
– Nho xanh chẳng xứng miệng người phong lưu.

Bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh

2. Cáo và các quả nho

Chú Cáo nọ mấy ngày đói lả
Gặp dàn nho trĩu quả đỏ tươi
Ngắn tay với chẳng tới nơi
Rằng: “Xanh chỉ để tụi bồi bếp ăn!”

Bản dịch của Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Nguyện

3. Con Cáo và chùm nho

Cáo kia dù trắng hay đen
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời.
Đói meo tưởng chết tới nơi
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành.

Nho chín mọng phơi mình đỏ chót
Gã phong lưu nước bọt chảy dài.
Không với tới, gã chê bai:
– Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu!

Than phiền phỏng ích hơn ru?

Bản dịch của Nguyễn Đình